Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Các khái niệm về quy trình trước đây


Adam Smith (1723 -1790)


Trong tác phẩm của mình, “Của cải của các quốc gia” (1776), Adam Smith nhận ra rằng sự phân công lao động là cần thiết để tăng năng suất của người lao động. Trong khi quan sát công nhân tại một nhà máy sản xuất kim khâu ở Pháp, ông nhận thấy rằng mỗi người lao động thực hiện một bước duy nhất trong quá trình sản xuất kim khâu thì số lượng kim khâu sản xuất ra trong cùng một thời gian nhiều hơn so với việc mỗi người lao động sản xuất kim khâu một cách độc lập.
Adam Smith đã đưa ra ý tưởng chuyên môn hóa lao động. Đây chính là cơ sở của quy trình kinh doanh trong các tổ chức sau này. Sau đó, Frederick Winslow Taylor đã phát triển ý tưởng chuyên môn hóa lao động của Smith bằng việc đưa ra phương pháp khoa học và phép đo lường quá trình sản xuất. Trong cuốn sách của mình, “Các nguyên lý của việc quản lý khoa học” (1911), Taylor nhấn mạnh rằng các công ty cần cải tiến sự phân công lao động.
Henry Ford đã ứng dụng các lý thuyết quản lý khoa học của Taylor vào thực tế. Khi ông thành lập công ty Ford Motor vào năm 1913, ông đã tìm cách để ô tô được sử dụng rộng rãi bằng cách bán nó ở một mức giá phù hợp. Và ông đã sản xuất mẫu xe Model T màu đen theo một dây chuyền lắp ráp nghiêm ngặt nhằm tiết kiệm chi phí và mọi người đều có khả năng mua nó. Ông đã đưa ra khái niệm về dây chuyền lắp ráp. Ông coi việc sản xuất ô tô là một quá trình riêng lẻ bao gồm các hoạt động được sắp xếp theo trình tự. Ông mở rộng khái niệm của Adam Smith về chuyên môn hóa lao động bằng việc bổ sung các trình tự theo quy định để hoàn thành công việc. Khi sử dụng dây chuyền lắp ráp, các trang thiết bị sẽ được chuyển đến cho các công nhân thay vì họ phải di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác để lấy chúng. Và việc làm này đã tạo ra một lợi nhuận vô cùng lớn cho công ty của ông.
Chuyên môn hóa lao động của Adam Smith, dây chuyền lắp ráp của Henry Ford, và khoa học quản lý của Frederick Taylor chính là nền tảng của việc phân chia phòng ban, ngành, công việc theo chức năng trong các tổ chức hiện nay. Điều này cho phép các công ty sản xuất hàng loạt một cách hiệu quả để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế. Sự ra đời của khoa học quản lý và khái niệm dây chuyền lắp ráp vào thập niên 1910 đã góp phần lớn vào việc tăng năng suất trong các giai đoạn sau này.
Tùng BPM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét