Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Quản lý quy trình là gì?


Những ảnh hưởng của toàn cầu hóa và sự phát triển không ngừng của công nghệ đã làm tăng tính cạnh trạnh giữa các doanh nghiệp. Các nhà quản lý đã liên tục đưa ra những ý tưởng mới nhằm giúp cho các công ty thành công trong cuộc cạnh tranh đó.
Hầu hết các ý tưởng này đều dựa trên một quan điểm chung và không thay đổi qua các năm, cho dù đó là “Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện” (TQM) hay là “Tái kiến trúc quy trình nghiệp vụ” (BPR).

Dưới góc độ kỹ thuật, một quy trình bao gồm ba công việc chính đó là nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu và xuất dữ liệu. Dưới góc độ kinh doanh, một quy trình là sự phối hợp và chuẩn hóa các hoạt động được thực hiện bởi con người hoặc máy móc, nhằm đạt được một mục tiêu kinh doanh và tạo ra được một giá trị cụ thể nào đó. Việc phối hợp và chuẩn hóa các hoạt động cũng như quy trình góp phần tối đa hóa giá trị tạo ra và tiết kiệm chi phí so với việc không chuẩn hóa.
Tóm lại, quản lý quy trình là việc nhìn nhận một tổ chức như là một hệ thống các quy trình được liên kết với nhau, bao gồm việc lập bản đồ, cải tiến, và tuân theo các quy trình tổ chức (Giáo sư Mary J. Benner và Giáo sư Michael L. Tushman).
Trên thực tế, một tổ chức thường bao gồm các phòng ban chức năng. Theo định nghĩa này, các tổ chức giống như hệ thống các quy trình. Để quản lý một quy trình, việc đầu tiên là phải xác định quy trình đó, nghĩa là xác định và vạch ra các bước trong quy trình. Sau đó thiết lập các thước đo làm cơ sở để cải tiến quy trình. Và một điều quan trọng là phải tuân theo quy trình trong toàn bộ tổ chức.
Tùng BPM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét